Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Nguyễn Bá Kiên cảm ơn sự tin tưởng của lãnh đạo Hội truyền thông số Việt Nam, đồng thời bày tỏ, đây vừa là sự động viên, vừa là áp lực để ông cùng tập thể lãnh đạo Tạp chí điện tử Viettimes nỗ lực phấn đấu, đưa Tạp chí phát triển lên tầm cao mới trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Bá Kiên cũng bày tỏ tin tưởng, với nền tảng hiện có, tập thể Tạp chí điện tử Viettimes cùng nhau đoàn kết, chắc chắn sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, tôn chỉ, mục đích, đóng góp vào sự phát triển và thành công của Hội Truyền thông số Việt Nam.
Ông Nguyễn Bá Kiên, sinh năm 1976 tại Quốc Oai, Hà Nội. Trước tháng 4/2013, ông Kiên từng là Trưởng ban Kinh tế Báo Tiền phong.
Tháng 4/2013, ông được Bộ trưởng Bộ GTVT giao quyền Tổng Biên tập Báo Giao thông vận tải, nay là Báo Giao thông. Tháng 11/2013, ông Kiên được bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Giao thông.
Đến tháng 12/2023, ông Kiên kết thúc hai nhiệm kỳ làm Tổng Biên tập.
" alt=""/>Ông Nguyễn Bá Kiên làm Tổng Biên tập Tạp chí điện tử ViettimesThứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương tại lễ Tri ân trước thềm Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024. Ảnh: Việt Linh/Thế Bằng.
Chỉ còn ít giờ nữa Lễ trao Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024 chính thức bắt đầu. Trong không khí phấn khởi hướng đến Lễ trao Giải năm nay, một mùa giải có rất nhiều đổi mới mà Lễ tri ân được tổ chức ngay trước thềm của Lễ trao giải là một nét mới, chúng ta có dịp ngồi lại, gặp gỡ, trò chuyện và cùng nhau chia sẻ, cùng nhau tôn vinh những người đã làm nên thành công của Giải thưởng sách Quốc gia, đóng góp sự phát triển của văn hóa đọc nước nhà trong suốt những năm qua.
Lời đầu tiên, thay mặt lãnh đạo Bộ TTTT cho phép tôi trân trọng cảm ơn tác giả, dịch giả, các nhà khoa học bằng tài năng, nhiệt huyết, sự nỗ lực không ngừng nghỉ đã đem đến những tác phẩm xuất sắc, mang đậm giá trị văn hóa và tri thức cho các thế hệ độc giả Việt Nam, làm giàu thêm kho tàng tri thức và tâm hồn Việt Nam. Xin chúc các tác giả, dịch giả luôn mạnh khỏe để tiếp tục sáng tác nhiều hơn nữa các tác phẩm, công trình giá trị phục vụ bạn đọc.
Góp phần làm nên thành công của mỗi cuốn sách không thể thiếu vai trò của các nhà xuất bản, các đơn vị liên kết. Thay mặt cho Lãnh đạo Bộ TTTT, cơ quan Quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản, tôi xin được biểu dương những nỗ lực, sáng tạo của các nhà xuất bản để đem đến thành công của Giải thưởng sách hôm nay. Thay mặt lãnh đạo Bộ, tôi xin cảm ơn những nỗ lực, cố gắng đó, và qua các đồng chí xin gửi lời cảm ơn đến đội ngũ biên tập viên, họa sĩ, cán bộ kĩ thuật của các nhà xuất bản, đơn vị liên kết, những người âm thầm góp phần đưa sách đến với bạn đọc.
Trải qua 6 mùa giải, Giải thưởng Sách Quốc gia ngày càng nhận được nhiều hơn sự quan tâm, ghi nhận của độc giả. Thành công đó không thể thiếu được đội ngũ các nhà khoa học tham gia chấm giải. Hơn 80 nhà khoa học, trong đó có rất nhiều nhà khoa học đầu ngành, dù rất bận rộn nhưng vẫn dành thời gian để tham gia chấm giải.
Sau 4 tháng làm việc ròng rã, đến tận những ngày cuối cùng chỉ cách đây vài ngày, tôi vẫn thấy thành viên ban chấm giải làm việc, đề xuất, thay đổi, hiệu chỉnh, nỗ lực hết mình đến giây phút cuối cùng của mùa giải để lựa chọn từ hàng trăm đầu sách ra những cuốn sách xuất sắc để trao giải. Đây thực sự là công việc đầy khó khăn, thách thức, đòi hỏi tâm huyết, trí tuệ, bản lĩnh của mỗi thành viên Hội đồng. Thay mặt Bộ TTTT, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đối với những đóng góp vô cùng quý báu của các nhà khoa học, góp phần làm nên thành công và uy tín của giải thưởng.
Mỗi năm qua đi, Giải thưởng sách của chúng ta lại có thêm nhiều đổi mới theo hướng tích cực. Qui mô hơn. Giá trị giải thưởng cao hơn. Việc tổ chức chuyên nghiệp và trang trọng hơn. Thành công này, cùng với nỗ lực của các tác giả, các nhà xuất bản, đơn vị liên kết, nhiệt huyết của các nhà khoa học tham gia hội đồng chấm giải, còn đến từ sự quan tâm, ủng hộ của các nhà tài trợ, các “Mạnh Thường Quân”.
Qua từng năm, chúng tôi lại nhận thêm được nhiều sự ủng hộ đóng góp của các cơ quan, tổ chức. Chúng tôi hiểu và ý thức được rằng đóng góp đó xuất phát từ sự thấu hiểu, chia sẻ mục tiêu và ý nghĩa của Giải thưởng sách. Xin trân trọng cảm ơn các nhà tài trợ và mong muốn các nhà tài trợ sẽ tiếp tục gắn bó, phát triển Giải thưởng sách ngày càng qui mô và giàu ý nghĩa hơn nữa.
Cũng nhân dịp này, tôi xin đặc biệt cảm ơn Đài Truyền hình Việt Nam, đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với Bộ TTTT, hỗ trợ truyền thông Giải thưởng; Đồng chí Nguyễn Thanh Lâm, Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ TTTT người đã bỏ rất nhiều công sức, tâm huyết, đóng góp những đổi mới, sáng tạo cho giải thưởng này.
Xin cảm ơn các đơn vị tổ chức Hội Xuất bản Việt Nam, Cục Xuất bản, In và Phát hành, Vụ Báo chí - Xuất bản (Ban Tuyên giáo TW) và rất nhiều đơn vị khác đã phối hợp chặt chẽ, đầy trách nhiệm để góp phần có những mùa giải thành công.
Với vai trò là đơn vị chủ trì Giải thưởng sách Quốc gia, Bộ TTTT hiểu vinh dự và trách nhiệm của mình cần phải không ngừng đổi mới, sáng tạo để Giải thưởng ngày càng lớn mạnh, uy tín hơn. Thành công các mùa giải đã qua chính là tiền đề nhưng để Giải thưởng phát triển hơn trong thời gian tới, sẽ cần rất nhiều nỗ lực của mỗi chúng ta ngồi đây.
Tôi hy vọng rằng, trong thời gian tới, Giải thưởng sách Quốc gia sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành, hỗ trợ và đóng góp của tất cả các tác giả, nhà khoa học, nhà xuất bản, các đơn vị liên kết và các nhà tài trợ, để nền văn hóa sách của chúng ta ngày càng phát triển, vươn xa và thực sự trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam, để tri thức trở thành động lực đưa đất nước phát triển toàn diện bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gialần thứ VII (2024) được tổ chức vào 20h ngày 29/11/2024 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), truyền hình trực tiếp trên VTV1. Đơn vị tài trợ: Vingroup, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, Tổng công ty Giấy Việt Nam.
" alt=""/>Giải thưởng Sách Quốc gia đóng góp vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộcLý giải về điều này, Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết có hơn 40% học sinh có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế được quy đổi theo quy định trước đó của Sở có học lực yếu, trung bình và khá.
Đại diện Sở này cho rằng việc thay đổi xét một cách toàn diện chắc chắn có ảnh hưởng. Tuy nhiên, sẽ chọn ảnh hưởng nào thuận lợi nhất cho công tác tuyển sinh sau này, đồng thời gửi lời xin lỗi đến các phụ huynh.
![]() |
Phụ huynh Đà Nẵng đội mưa đợi con ở kỳ thi lớp 10 năm 2018 |
Một quyết định bị động
Chị Đ.T.N.H (quận Liên Chiểu) cho biết, thời điểm Sở áp dụng chủ trương cho phép học sinh lớp 9 có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế được miễn thi môn Ngoại ngữ và được quy đổi thành điểm 9-10, đã có rất nhiều trung tâm tin học đến ngay tận trường con gái chị H. để “chiêu sinh”.
Theo chị H., giá trung tâm đưa ra rất đắt và đòi phải nộp cả khoá với số tiền gần 100 triệu đồng một đợt. Họ cam đoan 100% đỗ IELTS với số điểm cao... Bị đánh trúng tâm lý, không ít phụ huynh đã chấp nhận nộp tiền học cho con để mong có chứng chỉ. Bây giờ, nếu bỏ môn Ngoại ngữ thì chắc chắn rất nhiều phụ huynh bức xúc.
“Nếu muốn bỏ môn Ngoại ngữ, chưa cần biết đúng hay sai nhưng Sở GD-ĐT Đà Nẵng nên có quyết định sớm hơn để học sinh định hướng ngay từ đầu. Quyết định bất ngờ như thế này khiến nhiều em rơi vào thế bị động và hoang mang. Nếu lo lắng các chứng chỉ Tiếng Anh có vấn đề, là cơ quan đứng đầu, Sở GD-ĐT phải có biện pháp để sàng lọc và phát hiện từ trước, đảm bảo sự công bằng cho các em. Như thế sẽ tốt hơn là đưa ra quyết định đường đột thế này”, chị H. nói.
Anh N.Đ. (quận Thanh Khê) cho rằng việc Sở GD-ĐT Đà Nẵng điều chỉnh phương án thi khiến các em học tốt Ngoại ngữ sẽ mất quyền lợi, khi môn thi thế mạnh bị gạt bỏ.
“Con tôi học tốt Tiếng Anh nên không chạy theo chứng chỉ. Tuy nhiên việc, chỉ thi 2 môn Văn và Toán sẽ gây ra khó khăn cho cháu, khi lâu nay con cùng các bạn học tốt chú tâm vào học Tiếng Anh để đi thi. Chưa kể đến việc thi Tiếng Anh để được vào lớp chuyên, nay bỏ rồi sẽ chọn tiêu chí như thế nào?”, anh Đ. băn khoăn.
Tuy nhiên, anh Đ. cũng cho rằng ngành giáo dục có thể đã cân nhắc rất nhiều trước khi đưa ra quyết định, khi thấy một số bất cập và tiêu cực ở việc thi để lấy chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế.
“Chúng ta cũng nên nhìn lại rằng có nhiều em học không tốt Ngoại ngữ nhưng chỉ cần đi học một khóa ở trung tâm, thậm chí mua chứng chỉ, là khỏi thi cũng có điểm Ngoại ngữ cao để xét vào lớp 10. Nhưng bây giờ, nếu Sở GD-ĐT bỏ xét chứng chỉ và chọn phương án thi 3 môn Toán, Văn, Anh thì cũng sẽ không ổn khi lâu nay các em đã có chứng chỉ có thể không ôn thi môn Ngoại ngữ. Trong sự việc này, lẽ ra ngành giáo dục phải có quyết định sớm và đúng đắn hơn”, anh Đ. nói.
Ngoài ra, anh Đ. cũng cho rằng chủ trương có chứng chỉ ngoại ngữ sẽ miễn thi trước đó đã giúp các trung tâm ngoại ngữ thu về số tiền không nhỏ. Bên cạnh đó cần phải xét đến vấn đề tiêu cực như mua, bán bằng… Anh Đ. đặt câu hỏi liệu TP Đà Nẵng cũng như Sở GD-ĐT sẽ có biện pháp thanh tra, kiểm tra vấn đề này không?
Sẽ thanh tra sau kỳ thi
Về vấn đề này, ông Mai Tấn Linh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho biết, đã có nhiều giáo viên và phụ huynh phản ánh tình trạng việc cấp chứng chỉ ở các trung tâm cho các em rất dễ dàng, không đáng tin cậy. Qua kiểm tra, có trung tâm chỉ cần dạy 3 ngày là có chứng chỉ quốc tế. Thậm chí, học sinh thi lấy chứng chỉ quá đông, trung tâm này còn mượn trường THCS để tổ chức thi và không có các thiết bị nghe, nhìn…, không đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế.
Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng sẽ đề xuất kiểm tra những trung tâm đào tạo chứng chỉ quốc tế.
Trao đổi với Vietnamnet, ông Lê Trung Chinh – Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cũng cho biết sau kỳ thi tuyển sinh lớp 10, thành phố sẽ tiến hành thanh tra các cơ sở.
“Về mặt quản lý Nhà nước, chúng tôi sẽ có thanh tra, kiểm tra và xử lý theo quy định. Còn bây giờ phải tập trung ổn định tâm lý cho các em thi tốt, giờ đưa vấn đề này ra sớm sẽ ảnh hưởng đến các em”, ông Chinh thông tin.
Qua tìm hiểu của phóng viên, theo quy định trước đó, học sinh THCS Đà Nẵng có một trong các chứng chỉ quốc tế được miễn thi môn Ngoại ngữ và được quy đổi điểm 9 và 10. Trong đó, chứng chỉ Tiếng Anh gồm TOEFL Junior, TOEFL ITP, TOEFL iBT, IELTS, KET/KET FOR SCHOOL, FCE, CAE; Tiếng Pháp gồm TCF, DELF.; Tiếng Đức gồm Goethe Zertifikat, DSD, Zertifikat; Tiếng Nhật gồm JLPT.
Theo Sở GD-ĐT Đà Nẵng, năm học 2019-2020 có hơn 13.227 hồ sơ đăng ký dự thi vào các trường THPT công lập, trong khi chỉ tiêu là 9.440. Theo quy định ban đầu, học sinh sẽ được xét tuyển kết hợp với thi tuyển 3 môn Toán, Ngữ văn (hệ số 2), Tiếng Anh (hệ số 1). Trong đó, có 3.312 thí sinh đăng ký miễn thi môn Ngoại ngữ (chiếm 17,48%). Đến ngày 15/5, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh có văn bản đồng ý đề xuất của Sở GD-ĐT về việc thay đổi quy định tuyển sinh lớp 10, trong đó không thi hoặc xét tuyển môn Ngoại ngữ. |
Vĩnh Định
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho biết, hơn 2.300 em có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế thì có hơn 40% em có học lực môn ngoại ngữ cuối cấp lớp 9 là yếu, trung bình và khá.
" alt=""/>Đà Nẵng bỏ thi ngoại ngữ trước giờ G: Sẽ thanh tra sau kỳ tuyển sinh lớp 10